Những lý do khiến visa Schengen bị từ chối mà bạn cần tránh
Châu Âu là một trong những khu vực thu hút rất nhiều lượng khách nước ngoài đến du lịch, học tập, sinh sống tại nơi đây. Một điểm đặc biệt đối với các nước thuộc khu vực châu Âu. Nếu bạn xin được visa nhập cảnh của một quốc gia thuộc khối liên minh. Bạn có thể đến quốc gia khác mà không cần phải xin cấp tiếp visa của nước đó. Vì thế, việc xét duyệt visa châu Âu cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Khả năng hồ sơ xin cấp visa Schengen bị từ chối cũng sẽ cao hơn nếu bạn bất cẩn ở một quy trình nào đó.
Trong bài viết này, Nhị Gia – visachauau.info sẽ cùng bạn tìm hiểu về những lý do khiến visa Schengen bị từ chối. Và cách khắc phục để bạn có được tấm vé đến Châu Âu với mức độ thành công cao nhất.
Những lý do khiến visa Schengen bị từ chối mà bạn cần biết đến
Có rất nhiều lý do khiến visa Schengen của bạn bị từ chối. Một số lý do khi nghe qua bạn sẽ cảm thấy nó khá đơn giản nhưng mình lại không để ý đến. Và khi bạn biết được các lý do này bạn sẽ có thể tránh được việc mắc sai lầm khi làm visa Schengen. Dưới đây là những lý do cơ bản để bạn tham khảo.
Xem thêm: Bí kíp xin visa Schengen tự túc dành cho bạn.
1. Hồ sơ giấy tờ chuẩn bị không đầy đủ theo yêu cầu từ phía Đại sứ quán
Đây là một trong những nguyên nhân bạn bị từ chối visa Schengen. Việc chuẩn bị hồ sơ không đầy đủ sẽ không thể chứng minh được mục đích cũng như của bạn khi đến châu Âu.
Thông thường những đương đơn tư thực hiện hồ sơ đã bỏ qua một số giấy tờ mà cho là không cần thiết khi nộp lên Đại sứ quán. Hoặc nhiều loại giấy tờ được yêu cầu từ Đại sứ quán nhưng bạn lại hiểu nhầm sang một loại giấy tờ khác. Điều này dẫn đến hồ sơ xin cấp visa Schengen của bạn không đầy đủ. Và Đại sứ quán sẽ đánh rớt hồ sơ xin cấp visa của bạn.
Để tránh việc gặp sai sót, thiếu giấy tờ. Nhiều người chọn giải pháp là nhờ đến dịch vụ xin visa ở các công ty du lịch để được tư vấn, hỗ trợ.
2. Làm hồ sơ giả, lấy thông tin giả và bị phát hiện
Làm hồ sơ giả, lấy thông tin giả là một lỗi nặng khiến bạn bị từ chối visa Schengen. Khi hồ sơ của bạn bị nghi ngờ và bị điều tra, phát hiện, hồ sơ của bạn sẽ bị đánh rớt. Còn vì sao Nhị Gia lại nói là “lỗi nặng”. Vì có thể bạn sẽ được đưa vào danh sách đen và không bao giờ được cấp visa nhập cảnh các nước Châu Âu.
Với kinh nghiệm xét duyệt visa lâu năm. Chắc chắn phía Lãnh Sự sẽ gặp khó khăn để nhận biết đâu là hồ sơ giả, đâu là hồ sơ thật. Vì thế hãy luôn nhớ rằng khi xin visa, cung cấp thông tin chính xác, trung thực là yêu cầu cơ bản đầu tiên.
3. Không cung cấp giấy tờ bổ sung cần thiết hoặc chậm trễ
Trong quá trình xét duyệt hồ sơ. Lãnh Sự Quán sẽ yêu cầu bạn bổ sung nếu hồ sơ của bạn thiếu giấy tờ. Và việc cung cấp chậm trễ hoặc không bổ sung giấy tờ như theo yêu cầu sẽ khiến hồ sơ của bạn bị đánh rớt. Do đó bạn cần chú ý đến thời gian cũng như yêu cầu loại giấy tờ phù hợp theo đề nghị của Đại sứ quán.
4. Có thân nhân đang lưu trú bất hợp pháp ở đất nước đó
Nếu bạn có người thân đang lưu trú bất hợp pháp ở nước bạn nộp visa, thì khả năng rất cao là bạn sẽ bị từ chối.
5. Từng bị từ chối cấp visa trong quá khứ
Bạn sẽ không ngờ đây là một lý do khiến bạn lại bị rớt visa Schengen đâu. Việc bị từ chối cấp visa trong quá khứ được xem là một “điểm trừ” trong mắt Đại sứ quán. Song vẫn có một số nguyên tắc để giúp bạn hạn chế khả năng bị từ chối.
Cách khắc phục sau khi visa Schengen bị từ chối bởi Đại sứ quán
Để nộp lại hồ sơ sau khi bị từ chối visa Schengen, bạn cần lưu ý những điều sau:
1. Không thay đổi thông tin cá nhân một cách quá đà
Bạn không nên thay đổi thông tin trong hồ sơ về nghề nghiệp, mức lương… một cách phi logic. Nếu hồ sơ trước chứng minh tài chính kém nhưng lần này chứng minh tài chính quá tốt cũng được xem là không đúng sự thật
2. Nộp lại visa vào nước mà bạn đã bị đánh rớt
Bạn vẫn nên tiếp tục nộp lại hồ sơ xin cấp visa vào quốc gia mà bạn đã từng bị đánh rớt là tốt nhất. Vì các nước trong chung khối Schengen sẽ biết được lịch sử xin visa của bạn.
Không chuyển đổi mục đích chuyến đi
Đối với việc xin cấp lại visa, bạn không nên thay đổi mục đích chuyến đi. Chẳng hạn như lần trước bạn nộp với mục đích du lịch. Thì lần này vẫn tiếp tục là du lịch không nên đổi sang các loại mục đích khác.
3. Nên có thư mời hoặc thư bày tỏ
Việc đính kèm thư mời và thư bày bỏ trong hồ sơ sẽ làm tăng thiện cảm của bạn với Đại sứ quán.
Trên đây là những lý do khiến visa Schengen bị từ chối mà bạn cần tránh đã được Nhị Gia trình bày cụ thể. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn tăng được khả năng đậu visa. Nếu bạn không quá tự tin vào mình thì hãy liên hệ với Nhị Gia qua hotline 1900 6654 – 0906 736 788 để được hỗ trợ tư vấn cũng như đăng ký dịch vụ làm visa Schengen trọn gói tiết kiệm tại Nhị Gia
Xem thêm các bài viết khác: